đậu tương đen hữu cơ
Tìm kiếm nâng cao:
Nhập từ khóa:   
Lựa chọn:
Tìm trong:
Kết quả tìm kiếm:   29  kết quả

Đạo đế - phần tiếp theo (HT.Thiện Hoa) Tác giả: HT.Thiện Hoa
Trước khi làm điều lành tránh điều dữ, chúng ta phải biết rõ thế nào là lành, thế nào là dữ. Những điều dữ là những điều gì có thể làm tổn hại cho mình và người trong hiện tại cũng như trong tương lai. Chúng bao giờ cũng nghịch với từ bi, bình đẳng, trí tuệ và chân lý
Đạo đế (HT.Thiện Hoa) Tác giả: HT.Thiện Hoa
Ở đời, thuận cảnh thì ít, mà nghịch cảnh thì quá nhiều. Thường thường, ta ngửa tay mong nhận lãnh một cái nầy, mà một cái trái ngược khác lại rơi vào tay ta! Do đó, sanh giận dữ, thất vọng, khổ đau. Phật tử càng nắm vững bốn sự thật ấy chừng nào, thì sự tu hành theo các môn trong Ðạo đế sau nầy, như bốn món chánh cần, bốn món Như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực v.v...mới dõng mãnh và chóng có kết quả chừng ấy.
Diệt đế (HT.Thiện Hoa) Tác giả: HT.Thiện Hoa
Ðạo Phật trình bày cho mọi người nhìn thấy cái hiện tại đen tối của mình, cái hoàn cảnh xấu xa, có nhiều sự sự khuyết điểm, để cải đổi nó, kiến tạo lại một cuộc sống đẹp đẽ, an vui hơn. Một giáo lý như thế, không thể gọi là yếm thế, bi quan được mà chính là yêu đời, lạc quan, vì còn tin tưởng ở khả năng kiến tạo của mình...
Tập đế (HT.Thiện Hoa) Tác giả: HT.Thiện Hoa
Tập là chứa nhóm, dồn thêm mỗi ngày mỗi nhiều hơn lên. Ðế là sự thật vững chắc, đúng đắn hơn cả. Tạp đế là sự thật đúng đắn, vững chắc về nguyên nhân của những nỗi khổ đã chứa nhóm, tích trữ lâu đời, lau kiếp trong mỗi chúng sanh. Ðó là sự thật về cội gốc của sanh tử, luân hồi, của bể khổ trần gian.
Khổ đế (HT.Thiện Hoa) Tác giả: HT.Thiện Hoa
Chúng ta đã được đức Phật từ bi chỉ rõ cho thấy rằng cõi Ta Bà này, cũng như tam giới đều là biển khổ. Kinh Pháp Hoa cũng nói: "Ba cõi không an, ví như nhà lửa", tiếc vì chúng sinh mê muội, lấy khổ làm vui mà không tự biết, nên phải bị trầm luân.
Khái niệm tổng quát về Tứ diệu đế (HT.Thiện Hoa) Tác giả: HT.Thiện Hoa
Một giáo lý căn bản, quan trọng như Tứ Diệu Ðế, người Phật tử không thể không hiểu được. Không hiểu biết về Tứ Diệu Ðế là không hiểu biết gì về giáo lý đạo Phật cả. Người Phật tử, hơn ai cả, phải thấu triệt cõi đời là khổ
Tâm vương (HT.Thiện Hoa) Tác giả: HT.Thiện Hoa
Ở thế gian, kinh doanh được sự nghiệp lớn lao, hay làm những điều núi lỏ, sóng nghiêng, tội ác tày trời, cũng đều do ý thức này suy nghĩ lợi hại cả; nên trong Duy thức nói: " Công vi thủ, tội vi khôi". Nghĩa là; luận về công thì thức này có công hơn; còn nói về ác thì thức này cũng đứng đầu.
Lục hòa (HT.Thiện Hoa) Tác giả: HT.Thiện Hoa
Lục hòa là sáu phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm. Hòa ở đây là hòa với mục đích tiến tới sự cao đẹp, đến con đường giải thoát, toàn thiện toàn mỹ, chứ không phải hòa một cách nhu nhược, thụ động, ai nói quấy cũng ừ, ai nói phải cũng gật
Tứ nhiếp pháp (HT.Thiện Hoa) Tác giả: HT.Thiện Hoa
Ðồng sự nhiếp là tùy theo căn cơ, hoài bão, địa vị, nghề nghiệp của người mà lặn lội vào công việc của họ, cộng tác với họ, để một mặt giúp đỡ họ trong nghề nghiệp, một mặt nêu cao gương lành, làm cho họ cảm mến mà theo ta đến gần đạo cả
Thập thiện nghiệp (HT.Thiện Hoa) Tác giả: HT.Thiện Hoa
Mười nghiệp lành, cũng như mười nghiệp dữ, đều do thân, khẩu, ý phát khởi ra. Nghiệp dữ ví như cỏ, nghiệp lành ví như lúa, đều mọc chung trên một đám ruộng. Cỏ thường làm chướng ngại lúa, không cho sanh trưởng tốt tươi. Nếu muốn lúa tốt để mãn mùa thu hoạch được nhiều, thì phải nhổ sạch cỏ
Tu & tâm (HT.Thiện Hoa) Tác giả: HT.Thiện Hoa
"Tâm" là "cái hiểu biết phân biệt", cũng gọi là "phần tinh thần". Tâm không có hình tướng dài, ngắn, vuông, tròn, hay có màu sắc xanh, đỏ, trắng và vàng gì. Không thể dùng con mắt mà thấy được tâm; cũng không thể dùng tay chơn rờ đụng được tâm
Vu lan bồn (HT.Thiện Hoa) Tác giả: HT.Thiện Hoa
Người Phật tử phải hầu hạ vâng thờ, thay làm các việc nhọc săn sóc miếng ăn thức uống, áo quần, chiếu giường, chỗ nghỉ ngơi, không để cho cha mẹ thiếu thốn, lo nghĩ. Song người Phật tử phải sáng suốt trong khi báo hiếu, không nên quá chiều theo ý muốn của cha mẹ mà tạo những nghiệp dữ, như sát nhân, hại vật, gây tội lỗi để làm cho cha mẹ sung sướng trong vật chất
Luân hồi (HT.Thiện Hoa) Tác giả: HT.Thiện Hoa
Nhưng bảo rằng linh hồn thường còn, ở mãi trên thiên đàng hay dưới địa ngục cũng không đúng. Sự nhận xét thông thường cũng đủ cho người ta nhận thấy rằng: trong vũ trụ không có một cái gì có thể vĩnh viễn ở yên một chỗ, mà trái lại, luôn luôn biến đổi và xê dịch. Vả lại, có gì bất công hơn là chỉ vì những cái nhân đã gieo trong một đời hiện tại ngắn ngũi, mà phải chịu cái quả vĩnh viễn tốt hay xấu trong tương lai?
Nhân quả (HT.Thiện Hoa) Tác giả: HT.Thiện Hoa
Còn người đời nay hiền từ, làm các điều phước thiện, mà vẫn gặp tai nạn, khổ sở, là do đời trước, họ tạo những nhơn không tốt. Cái nhơn hiền từ đời nay, qua đời sau họ sẽ hưởng quả vui. Cũng như có người tuy năm nay siêng năng làm ruộng, mà vẫn thiếu hụt, là vì nhân ăn chơi năm vừa rồi
Thiểu dục và tri túc (HT.Thiện Hoa) Tác giả: HT.Thiện Hoa
Kẻ ngoài đời và người trong đạo, muốn được hạnh phúc chân thật, thì nên tu hạnh “thiểu dục" và "tri túc ". Vì thật sự, những người không quá đòi hỏi về vật chất, thì chẳng hề so sánh với bề trên; do đó, không thấy mình thiếu thốn về vật chất, nên ít khổ. Hơn nữa, họ chỉ so sánh với kẻ dưới, thấy mình khá giả, đầy đủ hơn, nên dể mãn nguyện
Tu tâm (HT.Thiện Hoa) Tác giả: HT.Thiện Hoa
Người đời hung dữ, vì chẳng biết tu tâm.Gia đình không hạnh phúc, vì chẳng biết tu tâm; Xóm, làng hay rầy rà kiện cáo vì dân quê chẳng biết tu tâm; Thế giới chiến tranh, tương tàn tương sát, vì nhân loại chẳng biết tu tâm;
Vô thường (HT.Thiện Hoa) Tác giả: HT.Thiện Hoa
Vô thường là một định luật chi phối tất cả sự vật, từ thân, tâm cho đến mọi hoàn cảnh. Hiểu lý vô thường, chúng ta đã có một phương thuốc thần diệu để trừ bệnh tham ái, mê mờ. Chúng ta đã đau khổ vì màu sắc tốt xấu, vì tiếng dở hay, vì mùi vị ngọt bùi, cay đắng, vì vật thích thân, vừa ý
Bổn phận của Phật tử tại gia (HT.Thiện Hoa) Tác giả: HT.Thiện Hoa
Những công việc khó khăn như bất thường này chỉ cần vận động sự cố gắng và hăng hái trong một khoảng thời gian nhất định, chứ những bổn phận tầm thường hằng ngày, muốn làm cho tròn, phải vận dụng sự kiên nhẫn và cố gắng suốt cả đời. Vì lý do ấy mà tục ngữ ta có câu: " Thứ nhất tu nhà, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa".
Bát quan trai giới (HT.Thiện Hoa) Tác giả: HT.Thiện Hoa
Nếu không đủ điều kiện đến chùa, thì phương tiện của nhà tu cũng được, nhưng lợi ích không bằng đến chùa.Vậy xin khuyên các Phật tử tại gia, nên cố gắng thực hành y như lời Phật dạy, tu theo hạnh giải thoát, rồi khuyên nhiều người thật hành theo, để cùng nhau tiến bước lên đường giải thoát, an vui.
 
 
 
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp